Kiến trúc sư là gì và những tố chất cần có của một kiến trúc sư?

Kiến trúc sư là gì và những tố chất cần có của một kiến trúc sư?

Kiến trúc sư là gì? Muốn trở thành kiến trúc sư cần có những tố chất gì? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho thắc mắc trên nhé.

Nội dung tóm tắt

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình, nội thất, cảnh quan… trên cơ sở đưa ra những giải pháp về công năng, tính thẩm mỹ cũng như những giải pháp kỹ thuật cho các công trình, đảm bảo tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt tại một vùng, khu dân cư, khu công nghiệp hay cảnh quan đô thị… được yêu cầu – đồng thời trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng công trình thực tế theo đúng bản vẽ, bản kế hoạch đã chốt.

Theo đó, công việc của kiến trúc sự là sử dụng chất xám và sức sáng tạo của bộ não cùng sự khéo léo của đôi tay để tạo nên các bản vẽ cho dự án mới hoặc tái cải tạo, nâng cấp, sửa chữa những dự án cũ theo đúng yêu cầu của khách hàng hoặc chủ đầu tư.

Công việc của một Kiến trúc sư bao gồm:

Kien-truc-su-la-gi
Kiến trúc sư là gì?

Xem thêm: Kiến trúc sư Vũ Trọng Nghĩa là ai?

  • Giám sát dự án từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành để đảm bảo thiết kế chất lượng, sáng tạo và mang tính thực tiễn cao.
  • Gặp gỡ khách hàng để bàn về mục tiêu, nhu cầu và ngân sách của dự án.
  • Chuẩn bị và trình bày các đề xuất thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết tòa nhà, dự án sửa chữa hay khôi phục đã hoàn thành.
  • Gặp các chuyên gia xây dựng và khách hàng để bàn về tính khả thi của bản thiết kế.
  • Xác định nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng dự án.
  • Tạo bản kế hoạch chi tiết và hình ảnh bằng phần mềm CAD.
  • Làm việc với nhà thầu, chuyên viên khảo sát và các kỹ sư xây dựng để lên lịch thi công và đưa bản thiết kế vào thực tế.
  • Điều phối công việc giữa nhiều nhà thầu khác nhau.
  • Đảm bảo tất cả công trình được tiến hành theo các tiêu chuẩn đặc thù, quy định của luật xây dựng, các hướng dẫn và quy định.

Muốn trở thành kiến trúc sư bạn cần phải có những gì?

Có kiến thức về mỹ thuật

Sẽ không ai yêu cầu bạn phải vẽ được những bức tranh như những danh họa nổi tiếng. Nhưng bạn bắt buộc phải có kiến thức về mỹ thuật – hội họa. Có như vậy bạn mới có thể thành công được trên con đường chinh phục ngành nghề kiến trúc này. Đa phần các kiến trúc sư đều có khả năng hình dung và tưởng tượng rất tốt. Họ có thể hình dung công trình họ cần thiết kế trong đầu, phác thảo những đường nét ngay trong tưởng tượng mà không cần có giấy bút hay bất cứ công cụ nào hỗ trợ. Đây thuộc về khả năng tư duy trừu tượng của mỗi người. 

Kiến trúc sư phải có kiến thức về kỹ thuật

Đây là điều chắc chắn, dù là người thiết kế bản vẽ, nhưng nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật thì những thiết kế của bạn sẽ không có giá trị về chất lượng và không đảm bảo được những tiêu chí an toàn cơ bản nhất. Trong những cuộc trao đổi bạn cũng có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin của các bên liên quan về yếu tố kỹ thuật. Giúp bạn định hướng và đưa ra những phương án thiết kế hiệu quả hơn cho công trình.

Có kiến thức về toán học logic

Kien-truc-su-lam-gi
Kiến trúc sư làm gì?

Xem thêm: Những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới

Nhắc tới kiến trúc người ta sẽ nghĩ ngay tới sự khéo léo và nghệ thuật. Tuy nhiên trong đó chứa đựng cả một bầu trời toán học, người thiết kế phải có kiến thức toán học vững vàng thì mới có thể định hình tốt được các chi tiết trong thiết kế. Tính toán được tính chịu lực và khả năng thực thi cấu kiện đó. Cũng nhờ vào toán học và tỷ lệ đo lường chính xác hơn, sát với thực tế hơn. Hãy học thật tốt môn toán nếu bạn muốn mình trở thành một kiến trúc sư giỏi nhé!

Phải có kiến thức về pháp lý – pháp luật

Với mỗi kiến trúc sư thì việc công trình của mình thiết kế đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về pháp lý, đủ điều kiện thi công sẽ là niềm vui rất lớn. Mỗi bản vẽ thiết kế chỉ được duyệt khi đúng quy chuẩn xây dựng, đúng theo luật xây dựng. Vì thế hàng ngày, tháng tháng, hàng năm các kiến trúc sư vẫn luôn phải cập nhật liên tục các kiến thức về pháp lý để có thể hỗ trợ cho công việc của mình. Sẽ không có điều gì tồi tệ hơn với một kiến trúc sư khi bản vẽ thiết kế của họ không tuân thủ quy chuẩn và không được duyệt.

Có khả năng giao tiếp tốt

Dù bạn có tài giỏi cỡ nào mà khả năng giao tiếp diễn đạt của bạn không tốt thì bạn sẽ không thể truyền đạt được những ý tưởng, cái hay, cái độc đáo của bản vẽ cho chủ đầu tư thấy được tiềm năng trong đó. Vì thế hãy trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp thuyết trình và thuyết phục. Khi trao đổi bảo vệ bản vẽ của mình, bạn sẽ tự biết cách nên làm thế nào. 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ những kiến thức hữu ích về nghề kiến trúc sư là gì. Chúc các bạn có những lựa chọn tốt nhất cho nghề nghiệp trong tương lai của mình để gặt hái được nhiều thành công rực rỡ trong cuộc sống.

Rate this post
Tuyển sinh