Kiến trúc xanh là gì và các tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh là gì và các tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh là gì? Các tiêu chí để đánh giá kiến trúc xanh là gì? Cùng đọc bài viết này để tìm hiểu rõ hơn bạn nhé.

Nội dung tóm tắt

Kiến trúc xanh là gì?

Kiến trúc xanh là việc thiết kế thi công công trình xây dựng hạn chế đến mức tối đa sự tác động của con người đối với thiên nhiên. Người xây dựng sẽ hướng tới cách sống gần gũi, hòa mình với thiên nhiên nhằm tạo ra cuộc sống tươi mát, trong lành và tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng đồng thời bảo vệ hệ sinh thái của môi trường. Vậy thực chất, kiến trúc xanh là gì?

Kiến trúc xanh là sự kết hợp hài hòa giữa khí hậu, môi trường, sinh thái, tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng công trình, nhà ở phục vụ cho mục đích chính của con người.

Tuy nhiên, thực chất kiến trúc xanh vốn dĩ vẫn đang mang tính chất tuyên truyền, khuyến cáo, hướng con người vào với thiên nhiên chứ chưa cụ thể thành các điều luật.

Kien-truc-xanh-giup-con-nguoi-song-gan-gui-hoa-minh-voi-thien-nhien
Kiến trúc xanh giúp con người sống gần gũi, hòa mình với thiên nhiên

Xem thêm: Kiến trúc sư là gì?

Mặc dù vậy, trong quá trình sáng tạo và thiết kế, đội ngũ kiến trúc sư luôn cố gắng lồng ghép các kiến trúc xanh, thiết kế xanh vào các bản thảo dự án của mình. Điều này cho thấy Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ đối với mô hình kiến trúc xanh- xu hướng kiến trúc tiến bộ nhất hiện nay.

Các tiêu chí đánh giá kiến trúc sinh thái xanh

Địa điểm, quy hoạch mặt bằng thi công

Lựa chọn địa điểm quy hoạch thuận lợi, ít tác động tới thiên nhiên, giảm thiểu chi phí.

Hạn chế gây ra những biến đổi về thổ nhưỡng, địa mạo, cảnh quan, hệ sinh thái. Hạn chế can thiệp vào tự nhiên.

Xây dựng các công trình cần đi đôi với công tác bù đắp, tái tạo, môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển, hòa nhập với môi trường tự nhiên và nhân văn.

Thiết kế kiến trúc

Cấu trúc không gian của công trình cần phải thích ứng được với khí hậu, tiện nghi phù hợp với tâm lý sử dụng của con người, áp dụng nguyên tắc “ĐỆM” và hệ thống “MỞ”.

Vật liệu xây dựng: thân thiện, không ô gây ô nhiễm, có thể tái sử dụng sau khi tháo gỡ công trình.

Thiết kế nội thất: đáp ứng nhu cầu sử dụng, phù hợp với phong tục, tập quán, tâm lý người dùng.

Hệ thống kỹ thuật – công nghệ xanh

  • Có biện pháp xử lý và kiểm soát chất thải, không làm tổn hại, ô nhiễm môi trường.
  • Nguồn năng lượng sạch, có thể sử dụng lâu dài, tái sử dụng.
  • Khai thác, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm.

Quá trình vận hành – quản lý và sử dụng

Cong-trinh-kien-truc-xanh-o-Viet-Nam
Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam

Xem thêm: Những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới

Quá trình này cần xuyên suốt toàn bộ vòng đời kiến trúc của một công trình, bao gồm 4 giai đoạn như đã kể trên.

Các công trình kiến trúc xanh trên thế giới

Hệ thống khách sạn Parkroyal, Singapore

Hệ thống khách sạn Parkroyal là công trình kiến trúc khách sạn xanh. Đó là biểu tượng kiến trúc xanh tinh tế với hệ thống cây xanh được thiết kế theo nhiều cấp bậc gồm các loại cây nhiệt đới và dây leo khiến cho du khách đến đây có cảm giác như đang được sống giữa thiên nhiên tươi đẹp.

Công trình xanh phát triển năng lượng sạch Beddington ở Anh

BedZED là một tổ hợp nhà bền vững bao gồm nhà ở để bán, nhà ở của công nhân làm việc gần đó và nhà ở xã hội cho thuê. Đây được coi là khu nhà ở bền vững sáng tạo với nhiều không gian xanh, các cơ sở tái chế, các tính năng tiết kiệm nước và kế hoạch vận chuyển xanh có ràng buộc mang lại nhiều lợi ích cho con người và nó đã trở thành một cộng đồng xanh thịnh vượng kể từ khi được xây dựng.

Thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường rất cao, với sự nhấn mạnh vào các khu vườn trên mái. Sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời, năng lượng mặt trời, giảm tiêu thụ năng lượng và tái chế nước thải. 

Một số tính năng của BedZED bao gồm phễu gió nhiều màu, hoặc gió thổi – cung cấp thông gió thụ động – xây dựng bền vững, vật liệu, thiết bị và đồ đạc sử dụng năng lượng thấp và mọi phần của cảnh quan mái nhà được sử dụng cho năng lượng mặt trời thụ động.

Như vậy, chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kiến trúc xanh. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Rate this post
Đời sống