Trong quá trình mang thai, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi là điều mà rất nhiều mẹ bầu đang thắc mắc hiện nay. Cần phải sử dụng và dùng các loại thuốc chính xác và an toàn.
Thuốc kháng viêm cho bà bầu
Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh chống viêm dành cho bà bầu để chữa các bệnh khác nhau như: ho, cảm cúm, viêm họng, viêm âm đạo … được chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm beta-lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…)
- Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…)
- Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…)
- Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol)
- Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…)
- Nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin…)
- Các loại sulfamid cũng có thể gây tăng bilirubin máu gây vàng da nặng cho trẻ.
Lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm cho bà bầu
Trước hết mẹ bầu cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh ví dụ như viêm họng để có phương pháp điều trị bệnh sao cho đúng cách. Thông thường sẽ dựa trên nguồn gốc nhiễm bệnh sẽ có thuốc khác nhau:
Nếu mẹ bầu vị nhiễm virut: Có thể không sử dụng thuốc kháng sinh, triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần sau khoảng 7 – 10 ngày. Chỉ cần bà bầu được chăm sóc và sinh hoạt đúng cách. Bệnh viêm họng do virut có thể kèm theo các triệu chứng như: sốt nhẹ, ho khan … Khi đó mới có thể dùng thuốc chữa, đối với 3 tháng đầu thai kỳ, nếu dùng sai thuốc sẽ để lại những triệu chứng không tốt cho thai nhi như: dị tật …
Nếu bà bầu bị sốt : Có thể sử dụng thuốc paracetamol để giảm sốt đặc biệt không sử dụng thuốc giảm đau như: aspirin, afferalgan,… vì khi đó sẽ gây ra dị dạng khiên mẹ mang thai chậm sinh, hơn thế nữa còn làm rối loạn phổi.
Bà bầu bị ho: Có thể sử dụng dextromethorphan để giảm cơn ho nhưng không nên lạm dụng thuốc.
Khi mang thai cần phải cẩn thận với các loại thuốc
Viêm họng: Gây ra do vi khuẩn bắt buộc phải dùng thuốc vì lúc này tình trạng bệnh đã có dấu hiệu nặng. Khi đó sẽ phải dùng kháng sinh, các nhóm thuốc an toàn ít gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Có thể sử dụng: Betalactam ( gồm có chất penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin,…)
Tuyệt đối phải ngừng thuốc kháng viêm cho bà bầu ngay khi cơ thể có những biểu hiện như: nôn nao, khó chịu hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc. Và phải lập tức đến khám tại các cơ sở uy tín.
Hiện nay đối với bệnh viêm họng bà bầu cũng có thể sử dụng viên ngậm – được xem là thuốc chống viêm cho bà bầu có chứa thành phần: lysopain, mekothrocine, papain,…Thường viên ngậm chứa bạc hà sẽ có tính sát khuẩn và các chất chống viêm kháng phù nề. Thế nhưng bạn cũng cần phải lựa chọn viên ngậm vì cũng có thể gây ra sự mẫn cảm của thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn viên ngậm sao cho không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu khi sử dụng thuốc kháng viêm cho bà bầu cần phải được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bị viêm họng có thể sử dụng các biện pháp làm giảm nhanh các triệu chứng bằng cách vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý.
Đồng thời cần tạo cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc lựa chọn thuốc kháng viêm cho bà bầu là điều cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu cần phải đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi một cách an toàn nhất.