Những công trình kiến trúc La Mã cổ đại luôn tạo ấn tượng với thiết kế vĩ đại và tồn tại bền vững hàng ngàn năm lịch sử. Hãy tìm hiểu những nét đặc trưng của kiến trúc La Mã cổ đại trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Kiến trúc La Mã cổ đại là gì?
Kiến trúc La Mã cổ đại xuất hiện vào thời kỳ trước công nguyên, tạo tiền đề cho sự phát triển của các lối kiến trúc sau này. Kiến trúc La Mã cổ đại được hình thành và phát triển từ những ảnh hưởng của lối kiến trúc Hy Lạp. Tuy nhiên, với sự phát triển phồn thịnh của quốc gia cổ đại này đã thiết kế và xây dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo cho riêng mình.
Đặc trưng của kiến trúc La Mã cổ đại là sử dụng kiểu thiết kế mái vòm, khung vòm. Những thiết kế mái vòm được xây dựng từ nhiều loại vật liệu khác nhau tạo nên những công trình kiến trúc ấn tượng và đặc sắc. Những ảnh hưởng của kiến trúc La Mã lưu truyền qua nhiều thời đại được ứng dụng và xây dựng nên những tòa lâu đài, những đền đài thiêng liêng, các công trình dân dụng và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Những nét đặc trưng trong kiến trúc La Mã cổ đại
Xem thêm: Cầu Vĩnh Tuy ở đâu? Và những điều cần biết
Những đặc trưng của kiến trúc La Mã cổ đại
Nền kiến trúc La Mã cổ đại mang những nét đặc trưng riêng biệt cho phong cách của một thời đại huy hoàng, sự văn minh và tiên tiến trong phong cách xây dựng ở thời kỳ xa xưa để tạo nên những công trình đồ sộ. Dưới đây là một số nét tiêu biểu của phong cách kiến trúc này.
Thiết kế mái vòm rộng lớn
Mái vòm được xem là một phát minh vĩ đại của người La Mã. Thay vì sử dụng các khối đá nặng hàng tấn để xây dựng những công trình đồ sộ như Kim Tự Tháp hay đền Parthenon, người La Mã đã thiết kế ra mái vòm trong khi xây dựng.
Từ ngoài nhìn vào, các công trình mái vòm của người La Mã đồ sộ không kém kim tự tháp. Tuy nhiên, khi bước vào bên trong, không gian rộng rãi chứ không hạn hẹp như trong các đền thờ Hy Lạp. Đặc biệt, trung tâm của mái vòm có thể thiết kế kín hoặc hở, từ đây, các mái vòm trải rộng ra và lan tỏa theo không gian vòm, tạo thành không gian 3 chiều trên trần nhà. Nhờ đó, không gian rộng và sáng sủa hơn.
Sử dụng bê tông
Để có được kiến trúc mái vòm lạ mắt, người La Mã cần một loại nguyên liệu có tính kết dính tốt và bền vững với thời gian. Họ đã tạo nên bê tông từ cao su, vôi sống, cát và tro bụi của núi lửa để xây dựng nên những công trình kiên cố và vững chắc.
Không dừng lại ở đó, bê tông luôn được cải tiến trong xây dựng để tìm ra công thức tốt nhất. Điều này có thể thấy ở những công trình kiến trúc hàng ngàn năm lịch sử và đến nay vẫn còn sừng sững với thời gian.
Thiết kế hệ thống sưởi trong nhà
Ngày nay, hệ thống sưởi trong nhà vẫn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có ít người biết rằng hệ thống sưởi này đã được phát minh vào thời kỳ La Mã cổ đại.
Hệ thống sưởi trong nhà được xây dựng sử dụng bể nước dưới sàn nhà hoặc những cột tạo nên từ đất sét để đun sôi nước giúp tỏa hơi ấm khắp không gian nhà. Đây là một trong những tiến bộ ở lĩnh vực xây dựng thời kỳ cổ đại và từ những phát minh này ngày nay đã phát triển thành các hệ thống sưởi tiên tiến.
Hệ thống cống rãnh trong xây dựng
Không chỉ xây dựng các công trình kiến trúc quy mô lớn, người La Mã cổ đại đã phát minh hệ thống cống rãnh thoát nước. Hệ thống này không chỉ đơn thuần để thoát nước mà còn là một mật đạo kiên cố tránh những cuộc chiến trong thời kỳ xưa.
Đường xá
Đường xá của người La Mã rất chắc chắn và thậm chí được sử dụng đến tận ngày nay. Để tạo nên những con đường này, họ đã trải qua quá trình xây dựng rất cầu kỳ. Đầu tiên, người La Mã sẽ đào sâu 3m tại khu vực làm đường, sau đó lấp đầy đá nặng vào đó rồi rải cát hoặc sỏi lên trên. Cuối cùng, lớp đá phẳng được ốp xen kẽ nhau tạo thành những rãnh nhỏ để thoát nước. Với cấu trúc này, có thể kết luận lại rằng đường của người La Mã cổ đại được làm dày tới 3m và việc bị bào mòn bởi thời gian là điều không thể.
Đường ống dẫn nước
Đường ống dẫn nước cũng là một phát minh kiến trúc vĩ đại của người La Mã. Trong thời kỳ cổ đại, họ thường xuyên phải sống trong tình trạng thiếu hụt nước. Chính vì vậy, các kỹ sư thời đó đã phát minh ra đường ống dẫn nước để cung cấp đủ cho tất cả người dân.
Các đường ống dẫn nước được chôn dưới chân cầu, kéo dài từ thủ đô Roma đi hết các vùng ngoại ô lân cận. Phát minh này của người La Mã đến nay vẫn được sử dụng để dẫn nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Những nét đặc trưng trong kiến trúc La Mã cổ đại
Xem thêm: Những đặc điểm của kiến trúc đương đại là gì?
Những công trình kiến trúc La Mã cổ đại nổi tiếng
Những công trình kiến trúc La Mã cổ đại thường khá đồ sộ và được thiết kế với vật liệu chủ yếu là bê tông, kết hợp với những thiết kế độc đáo để tạo thành công trình vĩ đại. Đến nay, có rất nhiều công trình kiến trúc La Mã cổ đại vẫn còn tồn tại và được sử dụng nhưng mục đích có chút thay đổi nhờ sự thay đổi của thời thế.
Các đấu trường La Mã
Các đấu trường La Mã được xây dựng rất rộng lớn và kiên cố nhờ bê tông chắc chắn. Những công trình này bắt đầu xây dựng trong khoảng thời gian vào những năm 70 và 72 sau Công nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian và được hoàn thành trong khoảng thời gian vào những năm 80 sau Công nguyên. Một đấu trường có sức chứa lên đến hàng ngàn người và thậm chí lên đến 50.000 người.
Đấu trường là địa điểm diễn ra những cuộc chiến đẫm máu của các đấu sĩ hoặc cuộc chiến của các con vật. Bên cạnh đó, tại đấu trường còn thường xuyên được sử dụng để tổ chức kịch cổ điển, hoặc tập trận giả trên biển, săn thú. Ngày nay, những đấu trường La Mã còn được sử dụng để biểu diễn các buổi hòa nhạc Opera và Rock ngoài trời.
Đền Pantheon
Đền Pantheon là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thời La Mã cổ đại. Đây là một công trình tại thủ đô Rome của Italy và được xây dựng năm 118 – 126 dưới triều vua Hadrianus. Mặc dù trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn nhưng Pantheon lại là một phát minh vĩ đại của người La Mã cổ đại. Ngôi đền chiếm vị trí nổi bật nhất trong lịch sử đền đài thế giới và được người đời mệnh danh là Ngôi đền của mọi vị thần.
Pantheon không chỉ là một ngôi đền khổng lồ mà ngôi đền này còn có thiết kế đặc biệt theo kiến trúc mái vòm. Ngày nay, đền Pantheon trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và thu hút du khách tham quan nhờ kiến trúc mái vòm đồ sộ và tinh tế.
Lăng mộ Hadrian
Lăng mộ Hadrian là một tòa tháp hình ở Rome ở Thủ đô nước Ý. Đây chính là là nơi an nghỉ của Hoàng đế La Mã và gia đình ông. Công trình này đã được xây dựng từ những năm 135 – 139 và đặt tại bờ dòng sông Tiber.
Lăng mộ Hadrian là công trình lăng mộ lớn nhất trong những kiến trúc La Mã cổ đại còn tồn tại cho đến ngày nay. Sau thời kỳ đế chế La Mã sụp đổ, lăng mộ đã được cải tạo và thay đổi với những đường nét mềm mại trong kiến trúc cũ biến mất. Hiện nay, địa danh này là nơi làm bảo tàng thu hút được đông đảo nhiều khách du lịch đến tham quan.
Cầu dẫn nước Pont Du Gard
Pont Du Gard là một cây cầu được xây dựng từ thời đế chế La Mã cổ đại bắc ngang qua sông Gardon tại phía Nam của nước Pháp. Cây cầu gồm 3 tầng với chiều dài 275m và độ cao là 49m.
Những công trình trên chính là minh chứng sống cho sự trường tồn theo thời gian của kiến trúc La Mã cổ đại. Ngày nay, khi những vật liệu mới được ra đời, những kiểu thiết kế kiến trúc cho ra đời những kiến trúc hiện đại, tuy nhiên sự hấp dẫn của những kiến trúc La Mã cổ đại vẫn còn ấn tượng cho đến bây giờ.
Tổng hợp