Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, nhiều câu cầu hiện đại đã được xây dựng nhằm kết nối giao thông thuận tiện giữa các vùng. Dưới đây là danh sách những cây cầu dài nhất thế giới hiện nay đã được ghi nhận trong Sách kỷ lục Guinness quốc tế.
Nội dung tóm tắt
1. Những cây cầu dài nhất thế giới hiện nay
Cầu Đan Dương – Côn Sơn
Cầu Đan Dương – Côn Sơn được ghi nhận trong Sách kỷ lục Guinness quốc tế với danh hiệu cây cầu dài nhất thế giới. Đây là một cây cầu cạn, có tổng chiều dài khoảng 164,8 km.
Cầu Đan Dương – Côn Sơn nằm trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh, tại một vị trí đặc biệt mà xung quanh nó là những cánh đồng lúa, những kênh rạch, sông và hồ dày đặc. Cây cầu được xây dựng trong 4 năm với mức chi phí xây dựng cầu là hơn 8 tỷ USD.
Một đoạn của cây cầu Đan Dương – Côn Sơn
➤ Xem thêm: Thông tin tuyển sinh cao dang y duoc xét học bạ năm 2020
Cầu Thiên Tân
Cầu Thiên Tân giữ danh hiệu cây cầu dài thứ 2 trên thế giới được Guinness ghi nhận. Đây là một cây cầu cạn đường sắt chạy giữa Lang Phường và Qingxian, một phần của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh Thượng Hải. Cây cầu này có tổng chiều dài khoảng 113,7km.
Cầu Vị Nam Vị Hà
Với tổng chiều dài khoảng 79,732 km, cầu Vị Nam Vị Hà là một trong những cây cầu dài nhất thế giới nằm tại Trung Quốc. Cây cầu này nằm trên tuyến đường sắt Trịnh Châu – Tây An và được xây dựng trong từ năm 2008 đến năm 2010.
Cầu cao tốc Bang Na
Cầu đường cao tốc Bang Na có chiều dài 55km, hiện đang là cây cầu dài nhất của đất nước Thái Lan. Đây là một câu cầu lớn bắc qua sông Bang Pakong và là công trình đáng tự hào của người dân xứ sở Chùa Vàng với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD. Toàn bộ cầu Bang Na được xây dựng bên trên một xa lộ, kéo dài từ phía đông Bangkok đến thành phố Chon Buri của đất nước này.
Cầu đường cao tốc Bang Na có chiều dài 55km
Cầu Bắc Kinh
Cầu cao tốc Bắc Kinh xếp thứ 5 trong số 10 cây cầu dài nhất thế giới với tổng chiều dài 48,153Km. Cây cầu này nằm trên tuyến đường cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải, được khởi công xây dựng vào năm 2010 và hoàn thành vào những tháng mùa thu năm 2011.
Cầu vịnh Giao Châu
Cầu vịnh Giao Châu được khánh thành vào năm 2011, với tổng chiều dài khoảng 42,5km và gồm 6 làn đường. Đây là một cây cầu đường bộ thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc.
Cầu chạy xuyên qua vịnh Giao Châu, kết nối những huyện Hoàng Đảo, thành phố Thanh Đảo và đảo Hồng Đảo. Cây cầu này mất 4 năm để xây dựng và hoàn thành, với số tiền đầu tư là 1,8 tỷ USD đã góp phần rất lớn trong nỗ lực cải thiện giao thông thành phố.
Cầu Pontchartrain
Cầu Pontchartrain Causeway hay đường đắp cao có tổng chiều dài khoảng 38km nối hai thành phố Metairie và quận St. Tammany của nước Mỹ. Từ năm 1969, cầu nhận được kỷ lục Guinness là cây cầu dài nhất thế giới nằm trên mặt nước. Cây cầu này bắc qua hồ Pontchartrain thuộc miền nam Louisiana, Mỹ không chỉ giải quyết tình hình giao thông của khu vực mà còn trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Mỹ.
Cầu vượt đầm Manchac
Cầu vượt đầm Manchac có tổng chiều dài 36,71km, đây là tên của bộ đôi cầu bê tông nằm ở bang Louisiana, Hoa Kỳ. Tổng chi phí xây dựng cho mỗi dặm (1.6 km) của mặt cầu là 7 triệu USD.
2. Tìm hiểu cây cầu vượt biển dài nhất thế giới hiện nay
Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc, nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải. Cây cầu này được khánh thành vào năm 2018, sau 9 năm xây dựng và đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa 3 địa điểm xuống còn một giờ đồng hồ.
Hình ảnh cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc
Tổng chiều dài của cầu là 55km, gồm 3 cây cầu cáp treo, 2 đảo nhân tạo với diện tích rộng 100.000 m2 mỗi đảo và 1 đường hầm biển dài 6,7 km. Siêu công trình này có khả năng chịu được động đất 8 độ richter, những cơn bão lớn lên đến cấp 16 và thậm chí nó vẫn đứng vững dù bị một tàu hàng hạng nặng tông trực diện.
Công trình gồm cầu vượt biển dài 22,9 km, trong đó có 6,7km đường hầm dưới biển kết nối hai hòn đảo nhân tạo. Chính vì vậy, đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới ở thời điểm hiện tại và đứng vị trí thứ 6 trong top những cây cầu dài nhất hành tinh.
Cây cầu này được thiết kế với tuổi thọ hơn 1 thế kỷ và sử dụng 420.000 tấn thép trong quá trình xây dựng, tương đương với lượng thép đủ để xây 60 tháp Eiffel (ở Paris) và gấp 4,5 lần số vật liệu của cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Cầu có vốn đầu tư 20 tỷ USD, được ca ngợi là một phần quan trọng trong dự án Khu vực Vịnh Lớn, nối Hồng Kông và Ma Cao với 11 thành phố của Trung Quốc nhằm hình thành khu vực công nghệ cao cạnh tranh với Thung lũng Silicon (California).
Bên cạnh đó, cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cay là một trong những con đường đầu tiên yêu cầu tài xế đeo thiết bị theo dõi nhịp tim và huyết áp khi đi qua cầu. Thông tin về tình trạng sức khỏe của tài xế sẽ được gửi đến trung tâm điều khiển của cây cầu. Bên cạnh đó, cầu cũng sẽ có camera an ninh để phát hiện tài xế ngáp ngủ. Nếu một tài xế ngáp quá ba lần trong 20 giây, thì camera sẽ phát tín hiệu cảnh báo.
Tổng hợp