Cầu Thanh Trì không chỉ là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng mà còn là một trong những cây cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Cây cầu này cũng nằm trong hệ thống giao thông huyết mạch của thủ đô với kết cấu đồ sộ.
Nội dung tóm tắt
1. Cầu Thanh Trì ở đâu? Cầu Thanh Trì thuộc quận nào?
Cầu Thanh Trì là một trong 7 cây cầu lớn nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên. Cầu bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng tại Thạch Bàn- Long Biên. Điểm cuối của cầu cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Long Biên).
2. Giới thiệu về cầu Thanh Trì
Những năm đầu thế kỷ 21, dự án cầu Thanh Trì và hệ thống đường dẫn là một dự án lớn và trọng điểm của Việt Nam tại Hà Nội, Công trình có tầm quan trọng trong việc hoàn thiện mạng giao thông đường bộ cho trục kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tăng năng lực giao thông quốc lộ 1A tại Hà Nội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội vùng đồng bằng Bắc bộ.
Cầu Thanh Trì là một trong những hệ thống giao thông trọng điểm của Hà Nội
Đến thời điểm hiện tại, cầu Thanh Trì là cây cầu vào loại có quy mô lớn thứ 2 sau cầu Vĩnh Thịnh. Phần cầu chính được bắt đầu từ thôn Nam Dư thuộc phường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, qua sông Hồng đến thôn Đông Dư thuộc phường Thạch Bàn quận Long Biên.
Cầu có chiều dài trên 3 km. So với các cầu đã được xây dựng trên sông Hồng tại Hà Nội, thì cây cầu này có chiều rộng mặt cầu rộng nhất, trên 33m cho phép 6 làn xe ô tô chạy, trong đó có 4 là xe chạy với tốc độ lớn khoảng 100km/giờ.
>>> Tham khảo thêm: Cầu Vĩnh Tuy ở đâu? Và những điều cần biết
Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 – XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h. Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì sẽ góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội.
Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư.
3. Tổng quan về dự án cầu Thanh Trì
Để xây dựng cây cầu bằng bê tông cốt thép đồ sộ này, các nhà thầu tham gia thi công đã xây dựng tới 52 trụ cầu kép và 2 mối. Với số trụ nhiều như vậy, theo kế hoạch các nhà thầu sẽ phải khoan tới 1.340 cọc nhồi bê tông với độ sâu là từ 30 đến 50m xuống đáy sông Hồng.
Trong đó khoan các cọc ở các trụ giữa sông đều có đường kính từ 1,5 đến 2m, đây lại loại cọc nhồi có chiều rộng nhất nước ta. Với ngần ấy cọc đáy trụ, số lượng vật liệu phải sử dụng tới 38.000 tấn thép, 360.000 tấn bê tông xi măng và khoảng 3.300 tấn cáp dự ứng lực.
Cầu Thanh Trì giúp hoàn thiện trục kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh
Nhìn chung, tổng dự án có chiều dài trên 12,8 cây số, rộng 33m với 6 làn xe chạy với tổng mức đầu tư cho cầu này là 5.700 tỉ đồng, sử dụng vốn vay ODA. Bên cạnh đó, cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án bảy cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Trên toàn tuyến còn có 5 nút giao thông lập thể tại: Đầu tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường Nguyễn Tam Trinh, đường đê Lĩnh Nam, đường đê Gia Lâm và đầu tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn tại quốc lộ 5 Gia Lâm.
Theo ông Trịnh Văn Côi, khi ông còn giữ chức Phó TGĐ Tổng công ty xây dựng Thăng Long, trực tiếp chỉ đạo thực hiện gói thầu xây dựng cầu vượt giao cắt lập thể Pháp Vân cho biết: So với cầu vượt Sài Đồng trên quốc lộ 5, thì cầu vượt Pháp Vân có quy mô lớn nhất Đông Dương.
Trên đây là một số thông tin về cầu Thanh Trì. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thông tin tổng quan về cầu Thanh Trì đầy đủ nhất.