Cầu Nhật Tân cấm xe máy không hay cầu Nhật Tân bật đèn khi nào là vấn đề nhiều người quan tâm và thắc mắc. Để giúp bạn tìm hiểu vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một số thông tin về cây cầu thép dây văng đẹp nhất Việt Nam.
Nội dung tóm tắt
1. Đôi nét về cầu Nhật Tân- biểu tượng mới của Hà Nội
Cùng với cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, , cầu Đông Trù thì Cầu Nhật Tân cũng là một trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ đô Hà Nội. Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội.
Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài là 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km và phần cầu dẫn dài 5,27 km. Đường trên cầu thông thoáng đi chỉ mất 10 – 15 phút là sang bên bờ bên kia.
Cây cầu thép dây văng này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỉ đồng. Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2009 phải hết gần 6 năm cây cầu mới hoàn thành.
Đôi nét về cầu Nhật Tân- biểu tượng mới của Hà Nội
Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội.
Đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác đặc biệt là cầu Thăng Long, cũng như rút ngắn thời gian di chuyển. Trước khi có cầu Nhật Tân thì cầu Thăng Long giữ vai trò chính là tuyến giao thông ngắn nhất giữa Nội Bài và trung tâm Hà Nội.
>>> Tham khảo thêm: Dự án cầu Nhật Tân: Tổng quan thông tin cần nắm
2. Cầu Nhật Tân cấm xe máy hay không?
Trước khi đưa vào sử dụng, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã công bố phương án phân luồng, hướng dẫn nhằm bảo đảm an toàn giao thông cầu Nhật Tân và đường nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân.
Cụ thể, từ đường Vành đai 2 (Xuân La – Nguyễn Hoàn Tốn) đến cầu Nhật Tân cấm các phương tiện dừng đỗ xe sai vị trí từ nút giao Xuân La – Vành đai 2 đến đường qua Sân bay Nội Bài. Tất cả các phương tiện từ đường Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ, An Dương Vương theo đường An Dương Vương đến vị trí nút giao với tuyến nhánh 1C (phía đường Yên Phụ) để lên cầu Nhật Tân.
Những phương tiện từ Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân di chuyển đến điểm giao giữa đường Vành đai 2 với Xuân La, đường Nguyễn Hoàng Tôn để lên cầu Nhật Tân và ngược lại.
Cũng theo quy định, người đi bộ, xe súc vật kéo bị cấm đi qua cầu Nhật Tân và các loại xe thô sơ, xe thồ, xe đạp điện chỉ được phép hoạt động từ 22h đến 5h sáng và phải đi theo làn tuyến quy định. Như vậy, xe máy là phương tiện có được lưu thông trên cầu Nhật Tân.
3. Cầu Nhật Tân bật đèn khi nào?
Bên cạnh cầu Nhật Tân có cấm xe máy hay không thì lịch bật đèn cầu Nhật Tân cũng là vấn đề rất được quan tâm. Vào buổi tối, cầu Nhật Tân được thắp sáng bằng hệ thống đèn phản quang rất đẹp mắt, thu hút nhiều người đến tham quan.
Cầu Nhật Tân về đêm
Theo đó, 5 tháp trụ cầu được sử dụng đền pha led đổi màu bóng 270W được lắp gá trên sàn thao tác bao quanh trụ tháp, đèn đặt trên sàn thao tác và chiếu sáng dọc trụ tháp; sàn công tắc được cố định qua các tay chống và được cố định vào chân tháp bằng vít nở sắt M16.
Về chiếu sáng dầm cầu, sử dụng phương án chiếu sáng trực tiếp bằng đèn LED có công suất 25W, bố trí dọc theo hai bên thành cầu với khoảng cách trung bình là 12m/đèn với chiều dài khoảng 3.755m.
Chiếu sáng dây văng được áp dụng phương pháp chiếu sáng theo mặt phẳng dây từ phía mặt ngoài của dây bằng đèn LED công suất bóng là 270W, mỗi dây văng bố trí một bóng đèn. Về thời gian bật đèn trên cầu, hệ thống đèn phản quang sẽ được bật trong khoảng thời gian 19h- 22h hàng ngày.
Với những thông tin vừa chia sẻ, bài viết hi vọng đã cung cấp những tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu cầu Nhật Tân có cấm xe máy không hay cầu Nhật Tân bật đèn khi nào.