Cùng với cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù, cầu Thanh Trì, cầu Thăng Long.. cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu huyết mạch của thủ đô Hà Nội. Nếu bạn đang thắc mắc cầu Nhật Tân ở đâu hay muốn tìm hiểu thông tin về cây cầu này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Cầu Nhật Tân ở đâu? Tìm hiểu về cầu Nhật Tân
Là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, cầu Nhật Tân được xem là biểu tượng của Hà Nội mới. Vậy cầu Nhật Tân ở đâu?
Cầu Nhật Tân là một trong 7 cây cầu bắc ngang sông Hồng, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu bắt đầu từ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km7+ 100, thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Đây là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỉ đồng. Cầu Nhật Tân được bắt đầu xây dựng từ tháng 3/2009, Dự án cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thủ đô Hà Nội. Dự án không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng. Công trình kết nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp ở phía Bắc, đồng thời hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và rút ngắn khoảng cách đến sân bay Quốc tế Nội Bài.
Kết thúc cầu Nhật Tân phía bờ bên kia sông Hồng là điểm bắt đầu của đường Võ Nguyên Giáp (cao tốc Nội Bài – Nhật Tân) với chiều dài 12,1 km kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài, cũng là kết nối tuyến Nhật Tân-Nội Bài với tuyến Bắc Thăng Long-Nội Bài.
Tuyến đường Võ Nguyên Giáp có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các tuyến hướng tâm, nội đô. Sau khi hoàn thành, tuyến đường góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, giúp cải thiện giao thông khu vực Bắc Thăng Long-Nội Bài, tạo động lực phát triển kinh tế của vùng.
2. Cầu Nhật Tân nối từ đâu đến đâu?
Bên cạnh cầu Nhật Tân ở đâu thì cầu Nhật Tân nối từ đâu đến đâu cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc. Cây cầu này được xem là tuyến giao thông huyết mạch, nối liền thủ đô Hà Nội với sân bay Nội Bài và những tỉnh lân cận.
Cầu dây văng Nhật Tân cùng tuyến đường Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng tạo thêm tuyến đường song song bên cạnh tuyến cầu Thăng Long và đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, nối trung tâm thủ đô với cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
➤ Xem thêm: Cầu Vĩnh Tuy ở đâu? Và những điều cần biết
Thời gian đi từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, ôtô chạy hết 15 phút. Còn nếu tính thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội đến sân bay Nội Bài chỉ còn khoảng 30 phút, bằng một nửa thời gian so với 1 giờ trước đây.
Bề mặt cầu rộng 33,2m bố trí sáu làn xe, hai làn dừng xe khẩn cấp, đường dẫn phía bắc rộng70-100m, đường dẫn phía nam rộng 64m, cầu Nhật Tân kết nối với đường Võ Nguyên Giáp dài hơn 12km, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Ngoài việc giảm tải cho tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, trục đường này còn kết nối với quốc lộ 5, quốc lộ 23, quốc lộ 2, quốc lộ 18.
Nếu bạn đi từ đường Vành đai 2 (Xuân La – Nguyễn Hoàn Tốn) đến cầu Nhật Tân thì lưu ý: đoạn đường này cấm các phương tiện dừng đỗ xe sai vị trí từ nút giao Xuân La – Vành đai 2 đến đường qua Sân bay Nội Bài.
Tất cả các phương tiện di chuyển từ đường Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ, An Dương Vương theo đường An Dương Vương phải đến vị trí nút giao với tuyến nhánh 1C (phía đường Yên Phụ) để lên cầu Nhật Tân.
Các phương tiện từ Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân di chuyển đến điểm giao giữa đường Vành đai 2 với Xuân La, đường Nguyễn Hoàng Tôn để lên cầu Nhật Tân và ngược lại.
Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội. Đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác đặc biệt là cầu Thăng Long, cũng như rút ngắn thời gian di chuyển.
Trên đây là một số chia sẻ về cầu Nhật Tân ở đâu? Cầu Nhật Tân nối từ đâu đến đâu? Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.