Cách làm CV xin việc như thế nào, trình bày bản CV xin việc như thế nào để tạo được ấn tượng tốt nhất đối với các nhà tuyển dụng? Là những thắc mắc mà nhiều bạn muốn tìm kiếm câu trả lời, đặc biệt là những bạn có ít kinh nghiệm khi đi xin việc. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn làm ra một mẫu CV xin việc hoàn chỉnh để bạn có thể dễ dàng tạo cho mình những cơ hội việc làm phù hợp.
Nội dung tóm tắt
Hướng dẫn là CV xin việc chi tiết
Bước 1: Chèn ảnh
Hãy chèn bức ảnh trang trọng và có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn trực diện. Trang trọng ở đây không có nghĩa là phải quá nghiêm túc. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vị trí bạn ứng tuyển để chèn một bức ảnh của bạn sao cho thật phù hợp. Tránh những bức ảnh chụp mà bạn quay lưng lại; nhà tuyển dụng không hề nhìn thấy mặt bạn. Việc quay lưng như vậy có thể mang hàm nghĩa là bạn không tôn trọng nhà tuyển dụng. Hơn nữa là người xem CV của bạn sẽ thấy bức ảnh đó không hề có ý nghĩa gì vì chẳng thể hiện được điều gì khi họ không nhìn thấy khuôn mặt bạn.
Bước 2: Thông tin cá nhân:
- Đảm bảo bạn bao gồm những thông tin sau: tên đầy đủ của bạn, thông tin liên lạc (địa chỉ nơi ở, email, số điện thoại).
Lưu ý: Email của bạn phải nghiêm túc. Tránh những email như cogaixinhxan@gmail.com,…
- Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí ở một công ty trong nước hay công ty không phải là công ty nước ngoài liên quan đến các nước như Mỹ, Anh thì bạn có thể bao gồm ngày sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên 2021
Bước 3: Mục tiêu công việc
Thể hiện mong muốn nghề nghiệp của bạn (có thể là mong muốn bạn làm việc ở vị trí nào, đạt được điều gì từ vị trí công việc đó và mong muốn cống hiến như thế nào cho công ty).
- Bạn nên nêu vị trí cụ thể, công ty cụ thể; điều đó sẽ ấn tượng hơn vì người tuyển dụng nghĩ là bạn đang muốn làm việc cho công ty của họ mà không phải là công ty nào khác.
- Mong muốn chuyên nghiệp ở quy trình làm việc; hoặc chỉ ra vị trí thăng tiến ước muốn trong công việc ở công ty bạn ứng tuyển; (có thể cụ thể khoảng thời gian bao nhiêu năm để có thể chuyên nghiệp trong quy trình làm việc)
- Chỉ ra kỹ năng bạn có sẽ sử dụng để đóng góp cho công ty giúp công ty đạt được một mục tiêu nào đó; chỉ ra mục tiêu bạn mong muốn (giúp công ty tăng doanh số; hoặc thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty…)
- Bạn có thể chỉ ra mục tiêu dài hạn của bạn là gì?
- Đối với CV của những ngành Sales và Marketing bạn nên đánh bóng bản thân bạn hơn; bạn tự PR bản thân với công ty bạn tuyển dụng.
Bước 4: Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là phần bắt buộc, không thể thiếu trong CV, nó bao gồm trường đại học/cao đẳng bạn đã học; chuyên ngành học; thời gian tốt nghiệp, bằng cấp bạn nhận được.
Ngoài chuyện liệt kê bằng cấp; bạn có thể lấy thêm điểm cho CV của mình bằng cách bổ sung thông tin về học bổng (nếu có); các hoạt động chuyên môn ngoại khóa; hoặc các tiểu luận nghiên cứu khoa học; nhất là nếu bạn có dịp hỗ trợ các giảng viên/giáo sư thực hiện một số đề tài nghiên cứu…; và nhớ là nên tóm tắt sơ lược nội dung đề tài…(Chú ý phần giải thưởng thành tích bạn có thể viết ở mục giấy chứng nhận, giải thưởng).
Ngoài ra có 1 số bạn thiếu sự linh hoạt khi cứ bê nguyên cả tên trường tên khoa vào mẫu CV; trong khi tên khoa chả liên quan gì đến công việc cả. Bạn nên viết tên chuyên ngành nếu như chuyên ngành của bạn phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.
Như vậy, với cách trình bày CV như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình phỏng vấn xin việc. Hãy tự tạo ra cơ hội việc làm cho chính mình, với tất cả những ưu điểm mà bản thân bạn có, kết hợp với những lời khuyên mà chúng tôi đã đưa ra trên đây sẽ giúp cho bạn có được công việc yêu thích.