Hiện nay, xu thế xây dựng nhà mái thái đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, có nhiều người không biết về đặc điểm kiểu nhà này là gì? Hãy tìm hiểu về nhà 2 tầng đẹp mái thái trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Nhà mái Thái là kiểu nhà có dạng mái xếp chồng lên nhau và có độ dốc. Đây là kiểu kiến trúc theo phong cách thấp tầng, thường sẽ có 1 tầng trệt và 1 tầng lầu. Cấu trúc của mẫu nhà này gồm phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che. Những bộ phận này đều được thiết kế theo kiến trúc Thái đặc trưng.
Đặc điểm chính của nhà mái thái là phần mái có dạng ngói, được xếp chồng lên nhau và có độ dốc nhất định. Kiểu thiết kế nhà này khá cầu kỳ và chi phí thi công thường tốn kém hơn so với các mẫu nhà khác. Những kiểu nhà mái thái được lựa chọn nhiều nhất đó là: nhà cấp 4 mái thái (hay còn gọi là nhà 1 tầng mái thái), nhà mái thái 2, 3 đến 4 tầng và nhà biệt thự mái thái cao cấp.
Xem thêm: Tham khảo một số mẫu nhà đẹp chữ L phổ biến
– Về công năng nhà mái thái: Nhà mái thái có tính năng tản nhiệt và chống nóng tốt, do có độ dốc vừa phải nên khi nước mưa rơi xuống sẽ nhanh chóng thoát nước và không bị ứ đọng trên mái. Đồng thời, kiểu mái này cũng giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi bị thấm dột, ngấm nước và gia tăng tuổi đời của phần mái nhà.
– Về thiết kế nhà mái thái: Nhà mái thái có nhiều kiểu dáng cách điệu phù hợp với nhiều công trình kiến trúc, chất liệu khác nhau và đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. Chất liệu làm mái thái cũng rất đa dạng, với nhiều loại gạch không nung các kích thước và màu sắc khác nhau. Ngoài ra, tuổi đời của dòng sản phẩm không nung này tương đối cao, độ bền tốt hơn.
– Có tính thẩm mỹ cao: Hiện nay, xu hướng xây nhà theo kiểu mái thái đang được rất nhiều người lựa chọn, bởi mẫu nhà này có kiểu thiết kế rất đẹp mắt. Kiến trúc nhà mái thái giúp tôn lên được vẻ đẹp thanh thoát và cao ráo ngôi nhà. Bên cạnh đó, kiểu nhà này mang nét đặc trưng trong văn hóa kiến trúc của người Á Đông từ xưa đến nay. Kiểu mái này khá đa dạng, phù hợp với nhiều loại công trình và dễ dàng cách tân để tạo nên sự mới lạ trong các ngôi nhà.
– Về phong thủy kiến trúc: Theo các quan niệm từ xưa đến nay, nhà mái thái cũng ảnh hưởng đến phong thủy, tiền tài và sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Thiết kế và xây dựng nhà mái thái sẽ tránh được hiện tượng tích tụ khí xấu cho ngôi nhà nhờ vào kiểu thiết kế đổ dốc của mái thái. Những khí độc này sẽ theo lòng lưu chuyển vượng khí trong nhà mà thoát ra bên ngoài qua khe hở của lớp mái. Từ đó đem lại may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Xem thêm: Một số lưu ý khi xây dựng nhà 1 lầu đẹp hiện đại
– Thời gian thi công dài: Nhà mái thái có hình thức đẹp, thiết kế tỉ mỉ và cầu kỳ. Do đó, việc thi công nhà mái thái cũng kéo dài thời gian hơn so với những mái bằng hay loại mái nhà khác. Thậm chí, sau một thời gian dài sử dụng, bạn cần thi công lại mái thái và việc lợp lại ngói, đảo ngói cũng gây mất thời gian, công sức.
– Chi phí xây dựng nhà mái thái khá cao: So với nhà mái bằng thì chi phí thi công nhà mái thái thường cao hơn. Bởi để làm kiểu mái này thì cần phải tìm được thợ có tay nghề, yêu cầu tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao.
– Khó cải tạo thêm tầng: Sau khi thi công nhà mái thái thường rất khó để xây thêm tầng vì sẽ phải đập đi phần mái. Việc này vừa gây ra tình trạng khó khăn, vừa tốn thời gian, công sức, chi phí cho gia đình.
Hiện nay, mẫu nhà đẹp mái thái 2 tầng được nhiều người ưa thích sử dụng nhất. Các mẫu nhà mái thái đa dạng về phong cách, phù hợp với nhiều gia đình và nhiều vùng miền khác nhau. Đặc biệt mẫu nhà mái thái hiện đại cao cấp 2, 3.. tầng sẽ rất phù hợp cho những gia đình sống trên thành phố và có diện tích đất hẹp.
Tuy nhiên, với những nhà có 2 đến 3 tầng đổ lên thì sẽ đòi hỏi kỹ thuật thi công cầu kỳ hơn và thời gian thi công lâu dài hơn. Công đoạn quan trọng nhất để tăng tính thẩm mỹ cho nhà đó chính là lợp ngói. Vì vậy, khi tiến hành lợp ngòi bạn cần lưu ý những điểm sau:
– Độ dốc mái: Độ dốc phù hợp với ngôi nhà mái thái là 30 độ, nghĩa là cứ 1m đo chiều ngang thfi kèo phải nâng lên 0.57m. Chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m, với mái 45 độ thì chiều xuôi nên khoảng từ 10 – 15m.
– Cách lợp: Nên lợp đầy đủ một hàng trước để làm chuẩn, sau đó tiếp tục lợp từ dưới lên trên. Bên cạnh đó cần lợp theo hướng từ phải sang trái và từ dưới lên trên. Cần chú ý khoảng cách giữa các ngòi phải vừa đủ không được quá khít hay quá xa.
– Trong quá trình thi công ngói thì người thợ cần phải cẩn thận để không bị vỡ ngói và an toàn cho bản thân.
– Sau khi lợp xong nên vệ sinh cho mái bằng cách lấy khăn lau chùi. Để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho mái thì bạn nên quét lên mái một lớp sơn.
Tổng hợp
Sao Văn Khúc còn gọi là Sao Diêm Vương, là một ngôi sao đơn trong…
Dù đam mê tiếng Anh cũng như quyết tâm theo đuổi ngành học này nhưng…
Cầu kính Thác Dải Yếm là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi…
Cầu kính Lai Châu đang là một điểm đến thu hút rất nhiều các bạn…
Du lịch Trung Quốc thì bạn đừng bỏ lỡ một điểm đến vô cùng thú…
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé ngày càng phát triển nên Cao…