Kiến trúc sư là người thiết kế nên những công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam.
Nội dung tóm tắt
Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 và mất năm 2000, là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam đã để lại nhiều tác phẩm kiến trúc nghệ thuật nổi bật. Ông có một tuổi thơ khó khăn, ở với ông ngoại và may mắn được ông kèm cặp chữ Hán.
Năm 1948, ông lập gia đình và theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt. Trong giai đoạn 1950 – 1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Mỹ thuật Quốc gia Paris Hoa Kỳ.
Trong sự nghiệp của mình, ông đã đạt được nhiều giải thưởng và thành tựu lớn ở nước ngoài, trong đó phải kể đến Giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc. Mặc dù danh tiếng của Ngô Việt Thụ vang xa khắp thế giới nhưng ông vẫn lựa chọn trở về Việt Nam để cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.
Những công trình của ông là sự kết hợp giữa triết lý Á Đông và phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu. Bên cạnh đó, ông cũng kết hợp khéo léo những kiến thức phong thuỷ vào trong lĩnh vực kiến trúc để tạo ra những công trình đặc sắc.
Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ: Nhà thờ Bảo Lộc, Trường đại học Sư phạm Huế, Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Bản vẽ thiết kế Việt Nam Quốc Tự , Viện nguyên tử Đà Lạt , Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM , Chợ Đà Lạt…
Xem thêm: Điểm danh những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới
Hoàng Thúc Hào sinh năm 1971 tại Hà Nội, trong một gia đình làm nghệ thuật có bố là hoạ sĩ thiết kế nội thất. Năm 1992, anh tốt nghiệp Khoa Kiến trúc và Quy hoạch của trường Đại học Xây dựng và tốt nghiệp cao học tại Đại học Bách khoa Turin – Italia năm 2002.
Hiện anh là Uỷ viên BCH Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Kiến trúc xanh Việt Nam, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư ĐH Xây dựng, và Sáng lập Văn phòng kiến trúc 1+1>2. Bên cạnh đó, kiến trúc sư đã đạt nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải Vassilis Sgoutas Prize vào năm 2017 của Hiệp hội kiến trúc sư thế giới UIA trao tặng.
Với quan điểm kiến trúc ngoài cát, đá, bê tông còn phải có tinh thần trách nhiệm xã hội, nhân văn và đem lại hạnh phúc cho con người, phong cách kiến trúc của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào mang tính thiết thực, bền vững và tính cộng đồng rất lớn. Ông cũng là người mang những công trình kiến trúc tuyệt đẹp tới các vùng núi cao, nơi có cấu trúc phức tạp khó xây dựng.
Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc sư như: Nhà cộng đồng Nậm Đăm tại Hà Giang; Trường tiểu học Lũng Luông tại Thái Nguyên; Nhà vỏ chai tại Hải Phòng; Chợ Đông Ba tại Huế; Trung tâm hạnh phúc quốc gia Bhutan; Hệ thống sân chơi cho trẻ ở ở Huế, Nam Định và Hội An; Nhà ở cho công nhân tại Lào Cai; Nhà mặt trời tại Hà Nội; Bảo tàng gốm Bát Tràng.
Kiến trúc sư Lê Hiệp sinh năm 1942 tại Thanh Hoá. Ông theo học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1966. Sau đó, ông được giữ lại làm giảng viên tại trường trong giai đoạn từ năm 1967 – 1994. Mặc dù hiện tại đã về hưu nhưng ông vẫn tham gia thỉnh giảng và tư vấn thiết kế cho nhiều công trình lớn.
Trong quá trình công tác, kiến trúc sư Lê Hiệp đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như giải thưởng Quốc gia về Kiến trúc (năm 1996, 1998, 2008); giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (năm 2001); tặng thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên (năm 2006 đến năm 2010).
Một số công trình tiêu biểu của ông: Đài Tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Tuyên Quang; Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Độc lập – Tự do của Tổ quốc; Đài Tưởng niệm liệt sĩ tại Quảng Ninh; Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đài Tưởng niệm liệt sĩ huyện Lâm Hà tại Lâm Đồng; Đài Tưởng niệm các liệt sĩ ở tỉnh Phú Yên trên Núi Nhạn; Đài Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Bắc Ninh; Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ công an Hà Nội.
Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976 tại Quảng Bình, trong một gia đình thuần nông nghèo khó có 7 anh chị em. Từ nhỏ, anh đã chứng kiến vùng quê nghèo bị ngập lụt mỗi khi vào mùa mưa, vì vậy anh đã ấp ủ một quyết tâm phải xây dựng quê hương.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh đã theo học ngành kiến trúc xây dựng tại trường Đại học Kiến trúc với khao khát tạo nên các công trình chắc chắn vượt qua mùa mưa bão. Năm 1996, sau khi nhận được học bổng toàn phần, anh đã theo học tại Đại học Tokyo với đề tài nghiên cứu “Gió và Nước”.
Từ năm 2006, Võ Trọng Nghĩa đã quyết định sáng lập công ty và phát triển thiết kế kiến trúc bền vững. Kiến trúc sư có một phong cách thiết kế mới lạ, không giống bất cứ một kiến trúc sư nào khác. Các công trình thiết kế của anh đều sử dụng những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí như tre, nứa, bê tông, sắt, thép.
Những công trình tiêu biểu của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa: Công trình Stacking Green tại TP.Hồ Chí Minh; Nhà trẻ Farming Kindergarten tại Đồng Nai; Quán cafe Gió và Nước tại Bình Dương; Nhà cho cây tại TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Những nét đặc trưng trong kiến trúc La Mã cổ đại
Nguyễn Văn Tất sinh năm 1955 tại Đồng Nai, ông từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và trở thành một trong những kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam hiện nay. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất đã hoạt động trong ngành kiến trúc gần 30 năm và đã thiết kế hơn 270 công trình.
Trong giai đoạn 1980 – 1989, ông giảng dạy tại trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. Từ năm 2011 – 2016, ông đạt chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động động xây dựng. Với quan điểm tác phẩm kiến trúc là tinh hoa của sản phẩm xây dựng và nghệ thuật, những công trình của ông được đánh giá cao. Một trong những công trình tiêu biểu nhất của kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất là Đài truyền hình Đồng Nai.
Nguyễn Tiến Thuận sinh năm 1948, ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội chuyên ngành Thiết kế kiến trúc công trình vào năm 1972. Sau đó, ông đã trở thành giảng viên với nhiều cống hiến trong sự nghiệp. Năm 1997, ông bảo vệ luận án tiến sĩ thành công và đến năm 2006, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận đã đạt được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1996); và Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2006) và Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia (năm 2004 và năm 2012); Giải thưởng Nhà nước về Văn hoá Nghệ thuật (năm 2011).
Một số công trình tiêu biểu của ông như Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương; Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ; Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm Nghĩa trang A1.
Nguyễn Hòa Hiệp sinh năm 1978 tại Khánh Hòa, anh đã tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP HCM vào năm 2002. Mặc dù là kiến trúc sư trẻ tuổi, nhưng Nguyễn Hoà Hiệp đã đạt nhiều giải thưởng nổi bật ở trong và ngoài nước. Trong đó có Giải thưởng kiến trúc Việt Nam; Giải thưởng kiến trúc xanh Việt Nam; Giải thưởng kiến trúc châu Á (ARCASIA); Ứng dụng tốt nhất các ý tưởng về cao cấp và bền vững.
Những công trình kiến trúc của Nguyễn Hoà Hiệp mang phong cách thiết kế thân thiện với môi trường. Một số công trình đó là: Trung tâm hội nghị GEM; The Chapel; The Nest; 9 Spa; Cafe Salvagel; Lam Cafe; I Resort.
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu sinh năm 1955 tại tỉnh Tiền Giang. Ông đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, nội thất, ngoại thất và quy hoạch xây dựng. Trong sự nghiệp của mình, ông đã nắm giữ nhiều vị trí quan trọng cho kiến trúc nước nhà và giành được nhiều giải thưởng danh giá.
Một số công trình tiêu biểu của ông như Đài truyền hình TP.HCM; Kho bạc Nhà nước TP.HCM; Khu Tưởng niệm các Vua Hùng; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Ngành tài chính TP.HCM; Nhà thiếu nhi quận 2 TP.HCM; Hoàng Ngọc Resort; Trường THCS Lê Quý Đôn.
Tổng hợp
Sao Văn Khúc còn gọi là Sao Diêm Vương, là một ngôi sao đơn trong…
Dù đam mê tiếng Anh cũng như quyết tâm theo đuổi ngành học này nhưng…
Cầu kính Thác Dải Yếm là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi…
Cầu kính Lai Châu đang là một điểm đến thu hút rất nhiều các bạn…
Du lịch Trung Quốc thì bạn đừng bỏ lỡ một điểm đến vô cùng thú…
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé ngày càng phát triển nên Cao…