Cầu Thế Giới

Cầu nào dài nhất Việt Nam? Tìm hiểu những cây cầu “kỷ lục” ở Việt Nam

Chắc hẳn đối với những ai quan tâm tìm hiểu các cây cầu ở nước ta sẽ không khỏi thắc mắc cầu nào dài nhất Việt Nam? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những cây cầu đang nắm giữ những “kỷ lục” ở Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tóm tắt

1. Cây cầu nào dài nhất Việt Nam?

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải – Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải (hay còn được gọi là Cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện) là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á. Cầu được khởi công tháng 2/2014 và khánh thành vào ngày 02/9/2017, tốc độ thiết kế 80km/h.

Cầu nào dài nhất Việt Nam?

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải có tổng chiều dài hơn 15km, có bề rộng 29,5m với 4 làn xe (2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ), cây cầu Tân Vũ có chiều dài 5,44km. Điểm đầu từ đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải, đây là cây cầu được xây dựng bằng kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới.

Trong đó, phần cầu dài hơn 5,4km với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm khởi công, dự án này chính thức thông xe. Không chỉ là cây cầu vượt biển dài nhất, Tân Vũ – Lạch Huyện còn được sử dụng một trong những công nghệ hiện đại nhất thế giới ở thời điểm này.

Cầu Vĩnh Thịnh – Cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam

Cầu Vĩnh Thịnh là một trong những cây cầu bắc qua sông Hồng, nối thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội với huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, trên quốc lộ 2C thuộc tuyến đường vành đai 5 thành phố Hà Nội. 

Cầu Vĩnh Thịnh được khởi công xây dựng vào ngày 18/12/2011 và được thông xe vào ngày 08/06/2014. Cầu có tổng chiều dài thực tế là 5.487m, trong đó phần cầu dài 4.480m, phần đường dẫn trên cạn dài hơn 1.000m. Chiều rộng của cầu 16,5m, với 4 làn xe, sử dụng bê tông cốt thép dự ứng lực.

Cầu có tổng mức đầu tư là 2.323 tỷ VND, bao gồm nguồn vốn đầu tư vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Chủ đầu tư là Bộ giao thông Vận tải. Cầu Vĩnh Thịnh là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam từ trước đến nay. Đây là một trong 3 tuyến vành đai quan trọng thuộc quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. 

Cầu Cần Thơ – Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á

Cầu nào dài nhất Việt Nam?

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối liền quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ và thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành năm 2010, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á với chiều dài 550m.

Hiện tại, cầu Cần Thơ đang góp phần thông thương tuyến TP. HCM đi về thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang.

Cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam

Cầu Thuận Phước được biết đến là cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam. Cầu được thiết kế theo mô hình cầu treo dây võng 3 nhịp liên tục, có chiều dài là 1.850m và chiều rộng là 18m. 

Đây là công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng. Không chỉ góp phần tạo nên điểm nhấn cho du lịch mà cầu Thuận Phước còn là cầu nối giao thương, kinh tế cảng biển Đà Nẵng.

2. Những cây cầu “kỷ lục” ở Việt Nam

Cầu Đông Trù – Cây cầu rộng nhất Việt Nam

Cầu Đông Trù là một trong những cây cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài. Cầu nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía Bắc Hà Nội và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên ở phía Nam Hà Nội. 

Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 9 năm 2006 và chính thức khánh thành ngày 9 tháng 10 năm 2014 sau 8 năm thi công. Hiện cầu Đông Trù đang là cây cầu có chiều rộng lớn nhất ở Việt Nam. Cầu có tổng chiều dài là 1,1km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80m và nhịp giữa sông dài 120m.

Cầu Đông Trù là công trình đặc biệt để chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Công trình không chỉ là bước đột phá trong tiến trình phát triển của thủ đô, mà còn là đòn bẩy góp phần thúc đẩy các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Hồng.

Cầu Long Biên – Cây cầu thép lâu đời nhất Việt Nam

Cầu nào dài nhất Việt Nam? Tìm hiểu những cây cầu “kỷ lục” ở Việt Nam

Xem thêm: Cầu Hiền Lương ở đâu? Đôi nét về cụm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng thuộc địa phận thành phố Hà Nội, nối liền hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm. Cầu được Pháp thiết kế và khởi công xây dựng năm 1898, đến 1902 hoàn thành và đặt tên là cầu Doumer.

Khi mới được xây dựng, cầu Long Biên là cây cầu lớn nhất Đông Nam Á với 2990m chiều dài và 896m cầu dẫn. Cầu được xem là một chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội qua cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ kéo dài gần một thế kỷ.

Trong chiến tranh, cầu Long Biên thường phải hứng chịu những trận bom đạn nặng nề, dẫn đến các nhịp cầu bị hư hại nặng. Đây là cây cầu vắt ngang giữa hai thế kỷ, kết nối giữa lịch sử và hiện đại, là giá trị tinh thần không thể thiếu của Hà Nội.  

Cầu Rồng – Cây cầu độc đáo nhất Việt Nam

Cầu Rồng có chiều dài 666 m, gồm 6 làn xe và được đánh giá là điểm nhấn của du lịch Đà Nẵng. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 19/07/2007 và chính thức thông xe ngày 29/03/2013, với tổng mức kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng,

Cầu Rồng với thiết kế độc đáo mô phỏng hình dáng 1 con rồng đang uốn lượn trên mặt sông Hàn và hướng ra biển Đông. Cây cầu được xây dựng theo kiểu kiến trúc mang hình dạng một con Rồng thời Lý như vươn mình bay ra biển lớn, một ý tưởng vô cùng ý nghĩa thể hiện khát vọng ngày càng phát triển lớn mạnh của thành phố Đà Nẵng và còn tượng trưng cho nghệ thuật kiến trúc mới của Đà Nẵng. Đúng 21 giờ tối, cầu Rồng sẽ có màn phun nước và lửa rất độc đáo.

Thiết kế của cầu Rồng đã nhận được nhiều giải thưởng lớn tại các lễ trao giải và hiện đang giữ kỷ lục Guinness “Con rồng thép dài nhất”. Ngoài ra, cầu Rồng được Hiệp hội cầu đường thế giới ghi nhận là “Cây cầu độc đáo nhất Việt Nam”.

Cầu Sông Hàn – Cầu quay đầu tiên ở Việt Nam

Cầu nào dài nhất Việt Nam? Tìm hiểu những cây cầu “kỷ lục” ở Việt Nam

Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở thành phố Đà Nẵng Cầu được khởi công ngày 02/09/1998 và khánh thành ngày 29/03/2000. Đây là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công. Và đây cũng là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Cầu có tổng chiều dài 487,7m và rộng khoảng 12,9m; gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, nối liền hai trục đường chính của thành phố Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông.

Cầu Sông Hàn là một trong những biểu tượng của Thành phố du lịch Đà Nẵng, là điểm đến yêu thích của khách du lịch khi đến với nơi đây. Cầu có thể xoay 90 độ, đây chính là đặc trưng nổi bật nhất của cầu quay sông Hàn. Phần giữa cầu có thể tách làm đôi và quay 90 độ quanh trục nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để mở ra một con đường mới cho tàu lớn đi qua. 

Trước đây, nhịp cầu quay trước đây có chức năng phục vụ giao thông đường thủy, để các tàu thuyền lớn có thể qua lại dọc theo sông Hàn qua cầu trong khoảng từ 1h – 4h sáng hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây ban quản lý thành phố đã điều chỉnh lại lịch quay của cầu Sông Hàn sớm hơn vào lúc 23h – 24h trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần để phục vụ nhu cầu chiêm ngưỡng và khám phá của du khách được thuận lợi hơn. 

Cầu Pá Uôn – cây cầu có phần trụ cao nhất Việt Nam 

Cầu Pá Uôn là một cây cầu nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 70km.

Cầu có chiều dài khoảng 1273 mét. Phần chính cầu dài 918 mét, rộng 9 mét trong đó phần xe chạy rộng 8 mét. Cầu gồm 2 mố và 11 trụ. Trụ chính cầu cao 98 mét, nhưng tính từ đáy sông (móng cầu) lên đến mặt cầu thì cầu cao tới 103,8m và được coi là cầu cao nhất Việt Nam.

Cầu Pá Uôn là dự án được xếp vào cấp đặc biệt quan trọng, tạo ra tuyến kết nối ngắn nhất giữa hai tỉnh Lai Châu và Sơn La. Do cầu Pá Uôn nằm trong vùng động đất cấp 8 – 9 nên kết cấu thân trụ đã được tính toán kỹ, cầu được thiết kế và xây dựng để chịu được động đất cấp 9.

Với những thông tin bài viết chia sẻ, hy vọng đã giúp các bạn có câu trả lời cho thắc mắc cầu dài nhất Việt Nam là cầu nào.

Tổng hợp

5/5 - (3 bình chọn)
Tuấn Hải

Share
Published by
Tuấn Hải

Recent Posts

Khả năng tái sinh thần kỳ của những người mang sao Văn Khúc

Sao Văn Khúc còn gọi là Sao Diêm Vương, là một ngôi sao đơn trong…

1 năm ago

Không giỏi tiếng Anh có nên học Ngôn ngữ Anh hay không?

Dù đam mê tiếng Anh cũng như quyết tâm theo đuổi ngành học này nhưng…

1 năm ago

Khám phá cầu kính Thác Dải Yếm, điểm đến thú vị Tây Bắc

Cầu kính Thác Dải Yếm là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi…

2 năm ago

Cầu kính Lai Châu ở đâu? Những trải nghiệm thú vị nơi đây

Cầu kính Lai Châu đang là một điểm đến thu hút rất nhiều các bạn…

2 năm ago

Chiêm ngưỡng cầu kinh Trương Gia Giới – kiệt tác con người tạo nên

Du lịch Trung Quốc thì bạn đừng bỏ lỡ một điểm đến vô cùng thú…

2 năm ago

Xét tuyển cao đẳng hộ sinh sài gòn theo hình thức nào?

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé ngày càng phát triển nên Cao…

2 năm ago