Nằm trong top 7 cây cầu trọng điểm của thành phố, cầu Vĩnh Tuy là hệ thống giao thông huyết mạch của thủ đô. Đây là cây cầu hiện đại, tạo dấu ấn cho phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về cay cầu này.
Nội dung tóm tắt
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu bắc ngang sông Hồng, thuộc tuyến vành đai 2, nối liền địa bàn hai quận Hai Bà Trưng và Long Biên, thành phố Hà Nội. Điểm đầu cách Ngã 3 Minh Khai (thuộc phường Minh Khai) khoảng 275m và điểm cuối vượt qua quốc lộ 5 tại Km2+630 (Lý trình quốc lộ 5) khoảng 400m về phía khu đô thị Sài Đồng.
Cầu Vĩnh Tuy nối hai quận Long Biên và Hai Bà Trưng
Bên cạnh đó, cầu Vĩnh Tuy còn có tuyến nhánh kết nối với hệ thống giao thông trong khu vực. Đây là mạng lưới giao thông quan trọng của TP, phân chia lưu lượng xe, giảm ách tắc giao thông nội đô qua cầu Chương Dương cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hai khu vực Bắc – Nam sông Hồng.
Do nhu cầu phát triển giao thông cho tương lai nên UBND TP Hà Nội có báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho đầu tư Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Trong giai đoạn 1, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy đã hoàn thành một cầu phía thượng lưu với bề rộng mặt cắt ngang 19,2m và đường dẫn 2 đầu cầu từ năm 2010 với tổng mức đầu tư 3.597 tỷ đồng.
>>> Tham khảo thêm: Cầu Nhật Tân cấm xe máy không?
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp.Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m)
Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. Tổng chiều dài gần 5 km. Phần cầu qua sông dài 3.690m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam hiện nay.
Cầu Vĩnh Tuy cùng với cầu Thanh Trì là 2 cây cầu mới được xây dựng tại Hà Nội, có ý nghĩa giao thông quan trọng nhưng đều chậm tiến độ không dưới 2 năm.
Đây là cầu kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCTDƯL. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m).
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu hiện đại, thiết kế 4 làn xe: 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. (giai đoạn I)Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010.
Sơ đồ nhịp:
Phía thượng lưu : 2x(6x35m) + 4x50m + (90m+6x135m+90m) + (39m + 3 x 40m) + 7x(5x40m) + (4 x 40m + 39m) + 55m+90m+55m + 6x35m. Tổng chiều dài cầu tại mặt cắt tim cầu tính đến đuôi 2 mố SL=3777.938m. Nhịp dẫn là dầm Super “T”, nhịp chính với sơ đồ (90+6×135+90)m là dầm hộp liên tục đúc hẫng cân bằng. Nhịp dầm BTCT DƯL liên tục 3 nhịp 55m+90m+55m bố trí vượt đê tả Hồng; Nhịp dầm bản BTCT DƯL 6x35m.
Phía hạ lưu : 2x(6x35m)+ (50m+55m+2x50m)+3x30m. Nhịp dầm bản BTCT DƯL 2x(6x35m). Nhịp dầm hộp BTCT DƯL (50m+55m+2x50m) phía hạ lưu và 4x50m phía thượng lưu. Nhịp dầm I BTCT DƯL 3 x 30m
Bề rộng cầu:
Tổng chiều dài gần 5 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam tại thời điểm cầu được khánh thành, được gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về cầu Vĩnh Tuy. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.
Sao Văn Khúc còn gọi là Sao Diêm Vương, là một ngôi sao đơn trong…
Dù đam mê tiếng Anh cũng như quyết tâm theo đuổi ngành học này nhưng…
Cầu kính Thác Dải Yếm là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi…
Cầu kính Lai Châu đang là một điểm đến thu hút rất nhiều các bạn…
Du lịch Trung Quốc thì bạn đừng bỏ lỡ một điểm đến vô cùng thú…
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé ngày càng phát triển nên Cao…