Tìm hiểu ý nghĩa giao thông của cầu Vàm Cống Cần Thơ

Tìm hiểu ý nghĩa giao thông của cầu Vàm Cống Cần Thơ

Cầu Vàm Cống Cần Thơ nối liền huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt của Thành phố Cần Thơ. Cây cầu mang nhiều ý nghĩa về giao thông cũng như kinh tế. Cùng tìm hiểu sâu hơn về cầu Vàm Cống qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

1. Tìm hiểu về vị trí cầu Vàm Cống Cần Thơ

Cầu Vàm Cống được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 09 năm 2013. Cầu chính thức thông xe vào ngày 19 tháng 05 năm 2019. Đây là cây cầu dây văng bắc qua sông Hậu, cầu nối liền quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ và huyện Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam. Cầu Vàm Cống cách bến phà Vàm Cống khoảng 3 km về phía hạ lưu sông Hậu, và thay thế cụm phà này khi cầu đi vào hoạt động.

Cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng đầu tiên bắc ngang sông Hậu thì cầu Vàm Cống là cây cầu dây văng lớn thứ 2, sau cầu Cần Thơ. Cây cầu nằm trên tuyến đường Mỹ An – Rạch Sỏi, thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long và Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây.

cầu vàm cống cần thơCầu Vàm Cống Cần Thơ

2. Kế hoạch xây dựng cầu Vàm Cống Cần Thơ

Bến phà Vàm Cống đã hoạt động khoảng 100 năm cùng nhiều bến phà lớn nhỏ khác trên khu vực sông Hậu. Trước đó, khi cầu Cần Thơ được xây dựng đã mở ra nhiều cơ hội phát triển, giao thương kinh tế các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 2011 Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đề xuất kế hoạch phát triển giao thông đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có xây dựng cầu Vàm Cống nằm trên tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.

Theo như kế hoạch xây dựng ban đầu, cầu dây văng Vàm Cống sẽ có chiều dài 2,97 km. Riêng phần bắc qua sông dài 870, nhịp chính gồm 73 đốt dầm bằng thép có tổng chiều dài 450 m, dài nhất trong số các cầu có nhịp thép ở miền Nam. Chiều rộng 24,5 m dành cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ cùng với dải phân cách, dải an toàn, vận tốc thiết kế 80 km/h. Chiều cao trụ tháp là 150m được xem là cây cầu có trụ cầu cao nhất cả nước. Cầu có tất cả 144 bó cáp dây văng.

cầu vàm cống dài bao nhiêu kmCầu Vàm Cống dài bao nhiêu km?

➤ Xem thêm:  Cầu nào dài nhất Việt Nam? Tìm hiểu những cây cầu “kỷ lục” ở Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng cầu trong buổi lễ khởi công tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long vào ngày 10/09/2013. Với tổng số vốn đầu tư xây dựng hơn 5.687 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam

Nhà thầu chính là: GS Engineering & Construction và Hanshin Engineering & Contrustion Co., Ltd (Hàn Quốc)

Nhà thầu phụ là: Cienco 1

Dự kiến cây cầu xây dựng xong sẽ là một trong những lợi thế quan trọng trong việc kết nối hệ thống giao thông đường bộ thông suốt giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

3. Ý nghĩa giao thông và kinh tế của cây cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống khi hoàn thành có vai trò đấu nối các tỉnh miền Tây với cả nước, việc lưu thông hàng hóa sẽ được rút ngắn lại, đồng thời giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A thường xuyên quá tải vào các dịp lễ, Tết.

Cầu Vàm Cống có ý nghĩa kết nối giao thông quan trọng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tại buổi lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận định: “Hạ tầng giao thông vận tải là mạch máu của ngành kinh tế, hạ tầng giao thông phát triển đến đâu, kinh tế phát triển theo đến đó. Với vai trò và động lực này, ngành GTVT và các công trình hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc trưng quan trọng”, “Cầu Vàm Cống tọa lạc ngay chiến lược, là một mắt xích quan trọng trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Cầu Vàm Cống thông xe sẽ giảm xuống thời gian và kinh phí lưu thông cho tất cả những người dân”

cầu vàm cống thuộc tỉnh nàoCầu Vàm Cống thuộc tỉnh nào?

Cầu Vàm Cống Cần Thơ sẽ góp phần rất rộng lớn cho việc lưu thông của người dân hai bên bờ sông Hậu, cũng như việc thông tuyến quốc lộ phía Tây của Tổ quốc. Đặc biệt, cầu Vàm Cống sẽ đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh trong khu vực, trước hết là Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang.

Bên cạnh đó khu vực này cũng không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu và hợp tác đầu tư.

Trên đây là các thông tin tìm hiểu về cầu Vàm Cống Cần Thơ. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)
Cầu Việt nam