Cầu Hiền Lương ở đâu? Đôi nét về cụm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương

Cầu Hiền Lương ở đâu? Đôi nét về cụm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương

Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, cầu Hiền Lương đã trở thành một “chứng nhân lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước suốt hơn 20 năm. Vậy cầu Hiền Lương ở đâu và cầu Hiền Lương bắc qua sông nào? Hãy tìm hiểu về đôi nét lịch sử của cây cầu này trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

1. Cầu Hiền Lương ở đâu? 

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, có vị trí tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cầu nối liền hai thôn Hiền Lương (thuộc xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh) ở bờ Bắc và thôn Xuân Hòa (thuộc xã Trung Hải, Gio Linh) ở bờ Nam. 

cầu hiền lương ở đâuCầu Hiền Lương ở đâu? Đôi nét về cụm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương

Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước suốt hơn 20 năm. Trong quá khứ, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền: miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, miền Nam do Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa quản lý từ năm 1954 đến năm 1975.

2. Đôi nét về lịch sử cầu Hiền Lương

Năm 1928, cầu được dựng bằng gỗ với mục đích ban đầu dành cho người đi bộ. Trải qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp, năm 1952, Pháp cho xây dựng lại cầu Hiền Lương với trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép và mặt lát bằng gỗ thông. Cầu có chiều dài gần 180m, làm bằng cọc sắt, lát ván gỗ, có 7 nhịp. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. 

Sau Hiệp định Geneve năm 1954, cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời thuộc khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền đất nước. Lúc đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía Nam thành màu xanh, sau đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất.

Đến năm 1965, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Từ đây, quân và dân Bắc giới tuyến bước vào một cuộc chiến đấu mới. Phía bờ Bắc đạn bom mù trời, cột cờ Hiền Lương là mục tiêu đánh phá trước tiên của máy bay, tàu chiến Mỹ. Ngày 2/8/1967, cầu Hiền Lương bị bom Mỹ đánh sập. 

cầu hiền lương ở đâuCầu Hiền Lương ở đâu? Đôi nét về cụm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương

Xem thêm: Cầu Nhật Tân ở đâu? Cầu Nhật Tân đi đường nào? Nối từ đâu đến đâu?

Năm 1974, để phục vụ chiến trường miền Nam, một cây cầu mới được xây bằng bê tông cốt thép với ý nghĩa cây cầu thống nhất non sông. Năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải đã cho xây dựng cây cầu mới dài gần 230m, rộng 11,5m nằm ở phía Tây cầu cũ. Đến năm 2001, cây cầu giai đoạn 1952 – 1967 – một chứng tích lịch sử của sự chia cắt đất nước được phục chế nguyên dạng theo thiết kế của chiếc cầu cũ trở thành điểm tham quan cho du khách.

Ngày 17/9/2003, khu di tích lịch sử cầu Hiền Lương được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo. Di tích cầu Hiền Lương được phục chế với cổng chào, nhà liên hiệp, đồn công an giới tuyến, tháp canh… Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn xanh và vàng, như từng tồn tại trong lịch sử nhằm nhấn mạnh khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam. 

3. Ý nghĩa cụm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương

Cầu Hiền Lương cùng sông Bến Hải tạo thành một cụm di tích lịch sử đặc biệt tại tỉnh Quảng Trị. Di tích lịch sử đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – sông Bến Hải kéo dài gần 15 km. Hệ thống di tích này bao gồm nhiều địa điểm như cầu, cột cờ, giàn loa phóng thanh, nhà liên hợp, đồn bốt, hầm hào, đường giao thông… 

Sông Bến Hải là một trong những con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Trị, nằm dọc vĩ tuyến 17 trở thành ranh giới quân sự tạm thời chia hai miền Nam, Bắc sau Hiệp định Geneve năm 1954. Và chiếc cầu Hiền Lương bắc qua dòng sông, cùng con sông này đã trở thành chứng nhân lịch sử trong những ngày bom đạn.

Cuộc kháng chiến 21 năm bên bờ Hiền Lương là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy hy sinh, gian khổ của quân và dân ta. Vĩ tuyến 17 là dấu mốc chia cắt đất nước ta 21 năm. Năm 1975, khi đất nước hòa bình thống nhất hai miền Bắc – Nam, nhiều chiến sĩ đã hy sinh tại đôi bờ sông Bến Hải, nhưng công lao của quân và dân khu vực giới tuyến được sử sách khắc ghi. Di tích đôi bờ Hiền Lương mãi trường tồn với những giá trị cao đẹp. 

Tháng 12 năm 1986, khu di tích đôi bờ Hiền Lương được xếp hạng cấp Quốc gia. Đây là điểm sáng trong hành trình của du khách trong và ngoài nước tìm về nơi đây để hoài niệm lịch sử một thời đất nước chịu cảnh chia cắt. Đồng thời, thêm hiểu hơn về sức mạnh của một dân tộc thiết tha yêu hoà bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập tự do, để có một Việt Nam tươi đẹp như hôm nay.

Cây cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, cột cờ cầu Hiền Lương là một biểu tượng của sự thống nhất Bắc Nam. Sau hơn 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, 2 bên bờ sông Bến Hải trù phú màu xanh tươi tốt của ruộng lúa và vuông tôm. Hệ thống di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải đã hồi sinh từng ngày dưới sự chung tay góp sức của con người nơi đây. 

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ Hiền Lương – ba tên gọi khác nhau, nhưng cùng một điểm đến, điểm hẹn cho khách tham quan du lịch trên Quốc lộ Bắc Nam.    

Tổng hợp

Rate this post
Cầu Việt nam