Dấu hiệu nhận biết Thận của bạn có vấn đề

Dấu hiệu nhận biết Thận của bạn có vấn đề

Theo các chuyên gia hàng đầu về nội tạng, hầu hết các bệnh về thận đều phát triển âm thầm khiến bệnh chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, dù bệnh đã phát triển âm thầm nhưng vẫn có một số dấu hiệu bên ngoài mà chúng ta đặc biệt phải chú ý.

Trong cơ thể thận là cơ quan phải hoạt động liên tục để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, chúng còn tham gia vào quá trình sản xuất máu và hỗ trợ cân bằng khoảng chất cho cơ thể. Nếu thấy trên da xuất hiện các biểu hiện như bị ngứa, tăng sắc tố, phát ban,… vàng da thì hãy nghĩ ngay tới việc kiểm tra thận. Bởi những biểu hiện này xuất hiện một phần là do lượng phốt pho trong cơ thể không được đào thải ra ngoài khiến cơ thể nhiễm độc.

Rùng mình, mệt mỏi, khó thở, mất ngủ là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Nguyên nhân có thể do thận làm chậm quá trình sản xuất hormone erythropoietin. Đây là loại hormone kích thích sản xuất hồng cầu trong tủy xương. Thiếu máu mãn tính có thể là dấu hiệu thận không hoạt động tốt.

Dấu hiệu nhận biết Thận của bạn có vấn đề

Ngoài ra, hơi thở khó chịu có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra, nhưng một trong số đó là nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi khi một người có vấn đề về thận, các chất độc cần đào thải ra khỏi cơ thể chậm khiến chúng đi vào đường tiêu hóa gây ra mùi khó chịu ở hơi thở. Bạn có thể cảm thấy có mùi kim loại trong miệng hoặc mùi ammoniac nhạt nhạt.

Sưng là do lượng nước dư thừa trong các tế bào quá nhiều. Lúc đầu, sưng có thể hình thành gần bàn chân, mặt và mí mắt, nhưng sau đó chúng lan ra khắp cơ thể. Sưng có thể phát triển rất nhanh và thường có thể đi kèm với mặt nhợt nhạt và da khô ngay cả khi nhiệt độ của da không thay đổi.

Bạn có thể kiểm tra một vị trí xem có phải sưng hay không bằng cách nhấn 1 vị trí bất kỳ cần kiểm tra rồi nhanh chóng nhấc tay lên. Nếu vùng da đó bình thường thì sẽ không có dấu hiệu gì xảy ra. Nếu vùng da nơi đó bị sưng sẽ hơi lõm xuống một chút và sẽ biến mất sau vài giây.

Ngoài ra còn xuất hiện một số biểu hiện khác như buồn ngủ, đau nửa đầu và đau ở xương và cơ. Theo các bác sĩ thì sưng xuất hiện khi có quá nhiều ion natri trong cơ thể khiến cơ thể tích trữ một lượng lớn chất lỏng.

Ăn uống và sinh hoạt khoa học để tránh bệnh thận

Tim đập nhanh cũng là nguyên nhân do thận hoạt động kém khiến kali tồn đọng trong cơ thể có tác động tiêu cực đến hệ tim mạch. Điều này dẫn đến sự gián đoạn nhịp tim và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn cơ thể có phải bị ngộ độc kali hay không thì cần phải làm các xét nghiệm kỹ càng bởi có thể nhầm lẫn sang bệnh khác.

Một cơn đau lưng cấp tính với sốt cao, đi tiểu thường xuyên, và có thể xuất hiện nôn mửa là những dấu hiệu nghiêm trọng có thể cho thấy bạn có vấn đề về thận. Nếu bạn có các triệu chứng như vậy, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn bằng thuốc giảm đau.

Chuột rút cơ bắp có thể do sự mất cân bằng của chất điện giải trong cơ thể. Magiê và kali đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động của cơ bắp và nếu sự cân bằng của 2 chất này bị mất đi thì sẽ dẫn đến chuột rút. Ngoài ra cũng có thể do chất lỏng trong cơ thể dư thừa. Hoặc do thận bị viêm khiến các đầu dây thần kinh xunh quanh cơ bị chèn ép gây ra cảm giác đau đớn.

Huyết áp cao có  tác động tiêu cực đến thận. Bởi huyết áp cao sẽ làm tổn thương các mạch máu có thể dẫn đến suy thận ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Khi lưu lượng máu lưu thông quá mạnh, các mạch máu bị kéo dài làm yếu chúng, khiến cho thận khó có thể lọc độc tố. Đặc biệt, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thận.

5/5 - (1 bình chọn)
Đời sống